Mendeleev

1
2014

Dmitri Ivanovich Mendeleev (Mendeleyev hay Mendeleef; tiếng Nga: Дми́трий Ива́нович Менделе́ев, đọc theo tiếng Việt là Men-đê-lê-ép) (sinh ngày 8 tháng 2 năm 1834 – mất ngày 2 tháng 2 năm 1907), là một nhà hoá học và nhà phát minh người Nga.

Mendeleev được coi là người tạo ra phiên bản đầu tiên của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học hoàn chỉnh nhất được sử dụng cho đến ngày nay. Bảng tuần hoàn hóa học Mendeleev hay Bảng tuần hoàn là một bước ngoặt lớn trong lịch sử nghiên cứu hoá học. Sử dụng bảng tuần hoàn này, ông đã dự đoán các tính chất của các nguyên tố còn chưa được phát hiện.

Tiểu sử


Mendeleev sinh tại làng Verhnie Aremzyani, gần Tobolsk, là con của Ivan Pavlovich Mendeleev và Maria Dmitrievna Mendeleeva. Mendeleev là con út trong số 14 anh chị em. Khi 13 tuổi, sau khi cha ông qua đời và nhà máy của mẹ bị phá huỷ bởi hoả hoạn. Mendeleev theo học trung học tại Tobolsk.

Năm 1850, khi ấy gia đình Mendeleev chuyển tới Saint Petersburg trong cảnh nghèo túng. Cũng trong năm này, ông vào học tại Viện Sư phạm Main. Sau khi tốt nghiệp, vào năm 1855, Mendeleev mắc bệnh lao khiến ông phải chuyển tới Bán đảo Krym ở bờ biển phía bắc của Hắc Hải. Tại đây, ông dạy học tại Trường trung học số 1 Simferopol với chức danh giáo viên khoa học. Năm 1857, khi sức khỏe hồi phục, ông trở lại Saint Petersburg.

Ngày 4 tháng 4 năm 1862 ông hứa hôn với Feozva Nikitichna Leshcheva, lễ cưới tiền hành vào ngày 27 tháng 4 năm 1862 tại nhà thờ của Trường Cao đẳng Cơ khí Nikolaev ở Saint Petersburg.

Năm 1863, Mendeleev trở thành Giáo sư Hoá học tại Viện Công nghệ Nhà nước Saint Petersburg và Đại học Nhà nước Saint Petersburg. Năm 1867, Ông được bổ nhiệm tại Đại học St. Petersburg và giảng dạy hóa học vô cơ. Đóng góp của ông tại Saint Pertersburg trở lên đậm nét khi đưa thành phố này trở thành trung tâm nghiên cứu hóa học được quốc tế công nhận.

Năm 1876, ông đã gặp và say mê Anna Ivanova Popova; năm 1881, ông cầu hôn và dọa sẽ tự tử nếu Popova từ chối. Đầu năm 1882, ông đã ly dị Leshcheva một tháng sau khi cưới Popova. Theo luạt lệ, ông vẫn là một tội đồ vì nhà thờ Nga Orthodox yêu cầu chỉ được kết hôn lại sau thời gian ít nhất 7 năm khi ly dị. Cuộc hôn nhân của ông gây tranh cãi cũng là một phần nguyên nhân khiến ông không được chấp nhận vào Viện Hàn lâm Khoa học Nga dù vẫn là người nổi danh trong khoa học.

Ngày 17 tháng 8 năm 1890, ông rời Đại học Saint Petersburg. Năm 1893, ông được chỉ định làm giám đốc của Tổ chức Đo lường và giữ vị trí này đến khi qua đời.

Mendeleev

Năm 1907, Mendeleev qua đời ở tuổi 72 tại Saint Petersburg vì bệnh cúm.

Sự nghiệp Khoa học


  • 1859 và 1861, làm việc về tính mao dẫn của các chất lỏng và kính quang phổ tại Heidelberg.
  • Cuối tháng 8 năm 1861, viết cuốn sách đầu tiên về kính quang phổ.
  • Năm 1863, Giáo sư Hoá học tại Viện Công nghệ Nhà nước Saint Petersburg và Đại học Nhà nước Saint Petersburg
  • Năm 1865, Tiến sĩ Khoa học, luận văn “Những sự hoá hợp của Nước và Alcohol”
  • Năm 1882, Huy chương Davy – Hiệp hội Hoàng gia London.
  • Năm 1892, Thành viên Ngoại quốc của Hiệp hội Hoàng gia London.
  • Năm 1905, Huy chương Copley – Hiệp hội Hoàng gia London.
  • Năm 1905, Thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển.

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.