Home Hóa học nano Xúc tác Quang - điện hóa Phương pháp oxy hóa điện hóa xử lý chất ô nhiễm trong...

Phương pháp oxy hóa điện hóa xử lý chất ô nhiễm trong nước

0
2606

Trong thời gian gần đây, hoạt động công nghiệp ngày càng sinh ra nhiều chất ô nhiễm, điều này càng ngày càng gây sự quan tâm của xã hội cho vấn đề môi trường. Các chất ô nhiễm Phản ứng oxy hóa điện hóa được biết đến là một trong những phương pháp có hiệu quả cao trong vấn đề xử lý ô nhiễm. Bài viết này tổng hợp về các phát biểu và nghiên cứu liên quan.

Xử lý nước thải dệt nhuộm

Xử lý nước thải diệt nhuộm bằng phương pháp Fenton điện hóa được Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu. Nghiên cứu cho thấy Fenton điện hóa là một phương pháp hữu hiệu cho phép xử lý thuốc nhuộm họ Azo Methylene Red (MR) ở nồng độ lớn với hiệu suất dòng rất cao trên điện cực C/Ppy(Cu1.5Mn1.5O4). Trong điều kiện khảo sát của nghiên cứu, hiệu suất diện tối ưu đạt được trên 200% trong dung dịch Na2SO4 0.1M; FeSO4 1mM và MR 0.185 mM ở pH=3, tại điện thế cathod -0.6 V/SCE, tốc độ sục oxi 1 L/phút.

Các kết quả này mở ra hướng ứng dụng điện cực composite làm cathode cho quá trình xử lý nước thải chứa các hợp chất độc hại khó phân hủy vi sinh bằng hiệu ứng Fenton điện hóa.

Bài công bố được đăng trên tạp chí Hóa học T.47(2), Tr.207-212, 2009

Xử lý thành phần ô nhiễm trong nước rỉ rác

Vật liệu xúc tác nhân Fe trên chất mang than hoạt tính (Fe/AC) được chế tạo thử nghiệm và kiểm tra hoạt tính bằng quá trình oxy hóa Fenton dị thể. Nghiên cứu này được thực hiện nằm đánh giá hiệu quả xử lý, tính ổn định và khả năng tái sử dụng của vật liệu xúc tác Fe/AC đối với thành phần hữu cơ COD khó phân hủy sinh học trong nước rỉ rác bằng quá trình oxy hóa Fenton dị thể. Các phương pháp như nhiễu xạ tia X (XRD), kính hiển vi điện tử quét (SEM) và hấp thụ đa phân tử BET được sử dụng để nghiên cứu cấu trúc và hình thái đặc trưng của vật liệu xúc tác. Quá trình oxy hóa Fenton với xúc tác Fe/AC được đánh giá thông qua hiệu suất loại bỏ COD của nước rỉ rác sau quá trình sử lý sinh (COD=375 ml/L; BOD5~8; pH=7.62). Kết quả hiệu suất xử lý COD đạt 59% sau 1.5 giờ phản ứng với hàm lượng vật liệu xúc tác 9 g/L, nồng độ H2O2 1.2 g/l, pH=8~9. Vật liệu xúc tác có thể tái sử dụng đến lần thứ ba, khi đó hiệu suất xử lý đạt được là 40.53%.

Nội dung được nghiên cứu trên Tạp chí KH&CN, Tập 17, Số M2-2014

Xử lý Phenol bằng phản ứng oxy hóa điện hóa

Hiệu suất oxy hóa phenol cho xử lý nước thải phụ thuộc nhiều vào vật liệu anode và điều kiện điện phân. Vật liệu anode (IrSb)SnO2 có hiệu suất dòng cao hơn hảng những vật liệu oxide kim loại truyền thống RuO2 và IrO2 do có quá thế oxy hóa cao. Cơ chế giải phòng oxy trên hai loại vật liệu cũng khác nhau. NaCl đóng vai trò xúc tác oxy hóa phenol đối với điện cực anode IrO2. Chức năng xúc tác của NaCl là do ClO được tạo thành tham gia vào quá trình oxy hóa phenol. Nồng độ NaCl không ảnh hưởng đến tốc độ loại trưc COD, còn mật độ dòng tăng làm giảm nhẹ EOI trong khoảng mật độ dòng nghiên cứu.

Nghiên cứu được công bố trong Hội nghị Hóa học toàn quốc lần thức IV, 10-2003

 

NO COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.