Home Hóa học lớp 10 Nguyên tử Thí nghiệm về Tia âm cực

Thí nghiệm về Tia âm cực

0
3507

Trước khi xem thí nghiệm này, các bạn có thể tìm hiểu một chút về đèn huỳnh quang. Tại sao nó phát sáng? Thực ra là vì khi dòng điện được cung cấp cho các đầu cực của ống đèn huỳnh quang, một loại tia đã phát ra. Sự va chạm của tia này với thành ống có chứa bột huỳnh quang tạo thành năng lượng dưới dạng ánh sáng.

Tia âm cực là dạng hạt

Các bạn cùng xem thí nghiệm sau, cũng theo nguyên lý trên, nhưng ta tập trung vào tính chất của loại tia phóng ra từ âm cực nhé. Trong thí nghiệm này, loại tia phát ra từ âm cực (đầu nhỏ của ống) chiếu thẳng đến tấm màn (phần đầu to của ống) và phát ra ánh sáng màu xanh.

Các bạn có thấy, các tia này không xuyên qua được tấm kim loại hình chữ thập không? Điều đó chứng tỏ gì? Nếu nó là dạng sóng thì khả năng nó đã xuyên qua tấm kim loại này rồi. Giống như sóng di động xuyên tường được ấy.

Chắc lúc này các bạn đoán được chùm tia đó có dạng hạt rồi đúng không?

Bạn cũng có thể liên hệ với việc khi đi chụp X Quang, các tia X không thể xuyên qua xương nên trên phim hiển thị màu trắng. Còn các phần mềm thì không cản tia X nên trên phim có màu đen.

Hạt của tia âm cực mang điện

Giờ thì các bạn cùng xem thí nghiệm sau. Chỉ xem từ giây 42 đến 2 phút đầu tiên thôi nhé! Đoạn sau không cần thiết cho bài học hóa học nhé!

Các bạn có thể thấy rõ, nếu đưa thanh nam châm (từ trường) vào, chùm tia bị lệch đi. Điều đó chứng tỏ chùm tia có tích điện sẵn.

 

NO COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.